Mục lục
Khi viết hóa đơn sai, bạn căn cứ vào các hướng dẫn cách xử lý hóa đơn giấy viết sai và cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai để hiểu về các quy định và hướng giải quyết.
Trường hợp bạn quyết định thực hiện thủ tục điều chỉnh hóa đơn thì làm theo các hướng dẫn sau
Bước 1: Hai bên thỏa thuận và lập biên bản điều chỉnh hóa đơn
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn
Biên bản điều chỉnh hóa đơn cần thỏa mãn:
- ghi rõ sai sót,
- thông tin trước khi điều chỉnh, thông tin sau điều chỉnh,
- có đầy đủ chữ ký người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền,
- được đóng dấu đầy đủ
Trường hợp điều chỉnh hóa đơn điện tử thì biên bản điều chỉnh hai bên có thể ký chữ ký số
Mỗi bên lưu một bản để giải trình khi có yêu cầu
Ngoại lệ:
Duy nhất trường hợp hóa đơn sai tên, địa chỉ khách hàng nhưng đúng MST thì chỉ cần làm biên bản điều chỉnh hóa đơn mà không cần xuất hóa đơn điều chỉnh.
Tất cả các trường hợp còn lại đều phải làm đủ cà biên bản hóa đơn lẫn hóa đơn điều chỉnh
Bước 2: Viết hóa đơn điều chỉnh
Hóa đơn điều chỉnh cần ghi rõ các thông tin sau:
- điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng
- cho hóa đơn số…, ký hiệu…
- Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
(theo yêu cầu tại điều 20, thông tư 39/2014/TT-BTC)
Để tham khảo minh họa cách viết hóa đơn điều chỉnh, bạn vui lòng tham khảo link sau:
Online book minh họa cách viết hóa đơn điều chỉnh
Bước 3: Kê khai thuế
Bên bán: căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán kê khai tăng/giảm chỉ tiêu doanh số bán ra trong kỳ, tiền thuế GTGT trong kỳ hiện tại.
Bên mua: căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh người mua kê khai điều chỉnh tăng/giảm số mua và thuế đầu vào trên chỉ tiêu hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ hiện tại.