Mục lục

Bộ Tài Chính vừa ban hành thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP  vế hóa đơn điện tử. Thông tư này có các điểm bạn cần chú ý như sau:

1. Nội dung hóa đơn điện tử

Thông tư 68 quy định cụ thể thêm một số nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử như: Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn, Ký hiệu mẫu số hóa đơn, Ký hiệu hóa đơn, Số hóa đơn, Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán…

Đang chú ý về thời điểm lập hóa đơn, trước đây có rất nhiều văn bản hướng dẫn trái chiều nhau về ngày ngày ký chữ ký số có liên hệ với như thế nào với ngày lập hóa đơn? Nay thông tư 68 đã nêu rõ:

e) Thời điểm lập hóa đơn điện tử

Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

Ngoài ra, đáng chú ý về một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung:

a) Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua

b) Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.

c) Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.

d) Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký điện tử, chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

2. Định dạng hóa đơn điện tử

Trước đây chúng ta rất thắc mắc không rõ định dạng hóa đơn điện tử là dạng PDF hay dạng XML thì nay bộ tài chính đã ra quy chuẩn:

Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “eXtensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).

3. Hiệu lực và xử lý chuyển tiếp

Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, khi cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này thì

…doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP

Tải thông tư 68/2019/TT-BTC

You May Also Like