Mục lục

Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần chắc chắn các công việc sau được hoàn thành nếu không sẽ dẫn đến nhiều phiền hà sau này

1. Công bố thông tin con dấu

Ngay khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần tiến hành đặt làm con dấu và công bố thông tin con dấu trên cổng thông tin quốc gia.

Hồ sơ công bố thông tin con dấu gồm

  • Mẫu II.8 – Công bố mẫu dấu
  • Nộp mẫu công bố tại: bocaodientu.dkkd.gov.vn

Một số bạn thuê dịch vụ làm dấu và đăng ký con dấu cho mình, nhưng bạn cũng phải biết cách kiểm tra để tránh trường hợp bị phạt oan hoặc gặp nhiều rắc rối về pháp lý.
Để kiểm tra bạn làm như sauvào trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn,nhập mã số doanh nghiệp vào khung tìm kiếm ở góc trên bên phải và chọn tên công ty mình từ kết quả tìm kiếm
Screen-Shot-2019-02-16-at-14.06.01

2. Mua chữ ký số

Ngày nay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều cần chữ ký số để tiến hành khai thuế, nộp thuế, phát hành hóa đơn điện tử. Giữa các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số đều không có gì khác biệt cho lắm, bạn có thể chọn bất kỳ nhà cung cấp chữ ký số nào theo đánh giá của bạn.

3. Đăng ký tài khoản ngân hàng

Tài khoản ngân hàng là không thể thiếu trong môi trường kinh doanh ngày nay. Việc nộp thuế điện tử hiện nay bắt buộc thực hiện qua tài khoản ngân hàng.

Hiện nay, quy định phải đăng ký tài khoản ngân hàng mới đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT đã không còn áp dụng. Tuy nhiên, việc không đăng ký tài khoản ngân hàng với sở Kế Hoạch Đầu tư sẽ dẫn đến bị phạt hành chính

4. Đăng ký tài khoản thuế online

Việc kê khai và nộp thuế đều được thực hiện online. Không còn cơ quan thuế nào chấp nhận tờ khai thuế bằng giấy. Bạn cần đăng ký Tài khoản khai thuế và Tài khoản nộp thuế tại trang sau:

 

5. Nộp thuế môn bài

Theo Nghị định 22/2020/ND-CP: “Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:

a) Tổ chức thành lập mi (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).

b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

Các năm trước, chúng ta phải nộp lệ phí môn bài như sau:

Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thành lập doanh nghiệp. Trường hợp chưa kinh doanh thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệp. Sau khi có tài khoản kê khai thuế và tài khoản nộp thuế, bạn cần tiến hành lập tờ khai thuế môn bài ngay.
Mức thuế môn bài như sau:

trên 10 tỷ đồng 3.000.000 Bậc 1 2862
dưới 10 tỷ đồng 2.000.000 Bậc 2 2863
Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, các tổ chức khác 1.000.000 Bậc 3 2864

Nếu doanh nghiệp thành lập sau 30/6 thì chỉ nộp 1/2 mức thuế môn bài nêu trên cho năm đầu tiên. Các năm sau vẫn phải nộp đủ.

6. Nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu

pexels-photo-1764956--1-
Doanh nghiệp cần làm hồ sơ đăng ký thuế ban đầu và nộp lên cơ quan thuế quản lý của mình. Khi bạn mới nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn sẽ biết cơ quan quản lý thuế của công ty mình.

Thành phần hồ sơ và nơi nộp, vui lòng tham khảo:

Hướng dẫn của Tổng Cục Thuế

7. Phát hành hóa đơn

Hiện nay có các hình thức hóa đơn: hoá đơn mua từ cục thuế, hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử.
Mình khuyên các doanh nghiệp mới thành lập nên dùng hóa đơn điện tử, vì tiết kiệm, đơn giản, dễ lưu trữ và tránh sai sót trong quá trình hoạt động sau này. Việc triển khai hóa đơn điện tử với các doanh nghiệp nhỏ rất nhanh, chỉ tốn khoảng 1 – 3 ngày. Với doanh nghiệp nhỏ, nên chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử nào cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền web.

8. Treo bảng hiệu

bang-hieu-ve-tay-sai-gon-xua--6-
Tại Khoản 2, Điều 38, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:

“Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành”.

Việc treo biển hiệu là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp, Vì thế, doanh nghiệp nào vi phạm quy định này, chế tài xử lý như sau: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 32 Nghị định 155/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Ngay sau khi bạn thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế sẽ cho nhân viên đến khảo sát xem doanh nghiệp bạn có treo bảng hiệu theo đúng quy định hay không. Vì vậy bạn cần treo bảng hiệu ngay để tránh bị phạt

9. Kê khai và nộp thuế định kỳ

Với doanh nghiệp nhỏ mới thành lập hoặc doanh thu năm < 50 tỷ, sẽ tiến hành kê khai thuế GTGT, TNCN theo quý.Thời hạn nộp các loại thuế như sau:

Doanh nghiệp kê khai theo quý:

Ngày 30 của các tháng sau kết thúc quý (tháng 1,4,7,10):
  • Hạn nộp thuế GTGT,
  • Hạn nộp thuế TNCN,
  • Hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,
  • Hạn nộp tiền thuế TNDN hàng quý (nếu có phát sinh)

Doanh nghiệp kê khai theo tháng:

Ngày 20 hàng tháng:
  • Hạn nộp thuế GTGT,
  • Hạn nộp thuế TNCN,
Ngày 30 của các tháng sau kết thúc quý (tháng 1,4,7,10):
  • Hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa,
  • Hạn nộp tiền thuế TNDN hàng quý (nếu có phát sinh)

10. Góp đủ vốn theo giấy đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định, thời hạn góp vốn là 90 ngày sau khi thành lập doanh nghiệp. Trường hợp bạn không góp vốn đúng thời hạn thì phải thể tiến hành điều chỉnh vốn trong vòn 60 ngày kể từ ngày tới hạn góp vốn, nếu không sẽ bị xử phạt.
Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh lực kế hoạch và đầu tư quy định:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký”

Như vậy, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014.

Trường hợp thành viên không góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ như đã cam kết nhưng công ty không làm thủ tục thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh thì bị phạt theo quy định trên.

Lời kết

Bạn đã từng quên việc nào trong các việc liệt kê trên đây chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn trong phần thảo luận dưới đây nhé!

You May Also Like