Mục lục

Nhân sự kiện một công ty tôi từng làm việc đóng cửa, rất nhiều đồng nghiệp cũ phải chịu cảnh không có việc trong một thời gian ngắn. Tôi xin gửi tới các bạn hướng dẫn để nhận Bảo Hiểm Thất Nghiệp (BHTN)

1. Quy định

Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

2. Đã đóng BHTN từ đủ:

– 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn

– 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng

Lưu ý:
Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động NLĐ nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

2. Mức hưởng

Mức hưởng hàng tháng   =   Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp   x   60%

Nhưng không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng hiện tại theo quy định tại Nghị Định 157/2018/NĐ-CP

Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thuộc vùng I.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Sổ BHXH bản gốc (đã được công ty chốt xong phần đóng BHXH khi nghỉ việc)
  • 1 bản photocopy sổ BHXH (không cần công chứng)
  • Quyết định thôi việc bản gốc
  • Quyết định thôi việc bản photocopy có công chứng
  • 2 bản photocopy CMND (không cần công chứng)

Do tiền BHTN sẽ được trả qua Ngân Hàng Đông Á, nên bạn phải tự mở tài khoản trước.
Hoặc nếu bạn không muốn mở tại ngân hàng có thể nộp form mở cùng hồ sơ BHTN. Trong trường hợp này bạn cần chuẩn bị thêm hình thẻ 3×4 và 4×6.

4. Nơi nộp hồ sơ

Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp ở Hồ Chí Minh

Chi nhánh Địa điểm Địa chỉ
Quận 2 Trường Cao Đẳng Nghề Thủ Thiêm Địa chỉ: 145 Lê Văn Thịnh, Phường Bình Trưng Đông, Quận 2.

Điện thoại: (08) 37431373

Quận 4 Trung tâm dạy nghề Quận 4 Địa chỉ: 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4
Quận 6 Trung tâm dạy nghề quận 6 Địa chỉ: 743/34 đường Hồ Bàng, Phường 6, Quận 6
Quận 12 Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Q. 12 Địa chỉ: 592 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12
Huyện Củ Chi Sân tập lái xe Trung An Địa chỉ: 108 Đường 458,Ấp Thạnh An,Xã Trung An, Huyện Củ Chi 
Quận Tân Bình Trung tâm dạy nghề Tân Bình 456 Trường Chinh, P.13, Q. Tân Bình
Quận Thủ Đức chi nhánh nhận hồ sơ BHTN quận Thủ Đức Địa chỉ: 48/43 đường Chương Dương, P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức

Sau khi nộp hồ sơ xong bạn, sẽ nhận được phiếu hẹn. Khoảng 30 ngày sau bạn lên nhận quyết định về việc hưởng BHTN, sau đó 2 tuần nữa bạn sẽ có tiền vào tài khoản.

Hàng tháng, tới đúng ngày ghi trong quyết định bạn đến nơi đã nộp hồ sơ để điền một số form. Nếu bạn có việc làm trong thời gian hưởng BHTN, cần thông báo với cơ quan BHXH ngay để tránh trường hợp bị phạt