Mục lục

Các phần mềm giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng hoạt động và cạnh tranh trong thời đại hiện nay. Nhưng xử lý các vấn đề về thuế với phần mềm đặc biệt là phần mềm mua từ nước ngoài không phải là đơn giản và còn nhiều vần đề chưa rõ ràng. Bài viết sau sẽ giúp các bạn nắm được cách xử lý thuế trong trường hợp thông thường và hiểu rõ hơn các trường hợp còn chưa rõ ràng trong các quy định về thuế hiện tại.

1. Những định nghĩa cơ bản

1.1 Phần mềm là gì?

Theo khoản 21 điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”

1.2 Sản phẩm phần mềm là gì?

Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 quy định:

“1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.”

Theo khoản 2 điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 quy định:

“2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:

a) Phần mềm hệ thống;
b) Phần mềm ứng dụng;
c) Phần mềm tiện ích;
d) Phần mềm công cụ,
đ) Các phần mềm khác.”

1.3 Dịch vụ phần mềm là gì?

Theo khoản 10 điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 quy định:

“10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.”

Theo khoản 3 điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 quy định:

“3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.”

1.4 Bản quyền phần mềm, quyền sử dụng phần mềm là gì?

Theo khoản 3 điều 7 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 quy định về thuế nhà thầu:

“3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

– Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).

“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, “Chuyển giao công nghệ” quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

2. Mức thuế suất

2.1 Thuế GTGT

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng:

  • Tại khoản 21 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“21. Chuyn giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyn nhưng quyền sở hữu trí tu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyn sở hữu trí tuệ chuyn giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”

  • Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%:

“Thuế suất 10% áp dụng đi với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.”

  • Tại Điều 12 quy định tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:

“a) Tỷ lệ% để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh:

STT

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT

1 Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

5

2 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

3

3 Hoạt động kinh doanh khác

2

2.2 Thuế TNDN

Tại Điều 13 quy định tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

“a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:

STT

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

1

Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gn với dịch vụ tại Việt Nam {bao gồm cả cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại ch (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài); cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của Các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms}

1

8

Thu nhập bản quyn

10

3. Cách tính thuế nhà thầu

3.1 Thuế nhà thầu với phần mềm

– Khi thanh toán tiền mua phần mềm cho đối tác nước ngoài, bạn phải khấu trừ, kê khai, nộp thuế nhà thầu theo tỷ lệ cụ thể như sau:

Thuế GTGT: Không phải nộp thuế GTGT vì là đối tượng không chịu thuế.

Thuế TNDN: Doanh thu tính thuế TNDN (X) tỷ lệ 10% trên doanh thu tính thuế TNDN.

3.2 Các dịch vụ đào tạo, lắp đặt, bảo hành, thiết kế, chạy thử kèm theo phần mềm

– Khi thanh toán các khoản phí dịch vụ liên quan đến phần mềm cho đối tác nước ngoài thì DN bạn phải khấu trừ, kê khai, nộp thuế nhà thầu theo tỷ lệ như sau:

Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT ( X ) Tỷ lệ là 5% trên doanh thu tính thuế GTGT

Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN ( X ) Tỷ lệ là 5% trên doanh thu tính thuế TNDN.

4. Các trường hợp chưa rõ ràng

4.1 Mua thiết bị kèm phần mềm tích hợp

Khi chúng ta mua máy móc thiết bị như các máy camera, máy cắt công nghiệp,…. trong những máy này thường có phần mềm cài sẵn trong đó. Việc xác định thuế theo đó cũng gặp nhiều rắc rối khi phần mềm và thiết bị có các mức thuế suất khác nhau.

Trường hợp 1: Trên hợp đồng và hóa đơn không đề cập gì đến phần mềm

Trong trường hợp này ta kê khai bình thường như nhập khẩu các thiết bị khác.

Trường hợp 2: Hợp đồng hoặc hóa đơn có đề cập đến phần mềm

Theo công văn 5382/BTC-CST  của Bộ Tài Chính trả lời về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với phần mềm camera:

Phần mềm camera là sản phẩm phần mềm. Phần mềm camera khi nhập khẩu được tính thuế giá trị gia tăng như sau:

– Trường hợp phần mềm được đóng gói, hoặc được sản xuất theo một modun độc lập với thiết bị và có thể cài đặt vào thiết bị bởi một bên thứ ba (không phải nhà sản xuất) thì phần mềm đó được coi là phần mềm độc lập và nếu giá trị phần mềm có thể tách khỏi giá trị của thiết bị thì phần giá trị phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 nêu trên.

Trường hợp phần mềm được nhúng, tích hợp sẵn trong thiết bị thì được coi là một phần của thiết bị đó. Trong trường hợp này, việc tính thuế giá trị gia tăng đối với phần mềm được tính theo mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của thiết bị chứa phần mềm.”

Theo công văn 337/CT–TTHT của cục thuế TP. Hồ Chí Minh thì:

“Trường hợp Công ty nhập khẩu máy vi tính có cài sẵn phần mềm sử dụng không phải trả tiền bản quyền (đơn vị bán máy vi tính đã trả tiền bản quyền), khi nhập khẩu Công ty đã nộp thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu trên toàn bộ giá trị máy vi tính nhập khẩu thì hoạt động nhập khẩu máy vi tính này không chịu thuế nhà thầu.”

==> Theo quan điểm của Bộ Tài Chính và cục thuế TP. Hồ Chí Minh thì phần mềm nhúng, tích hợp là một phần của thiết bị nên không tính thuế nhà thầu riêng cho phần mềm nếu không trả thêm tiền bản quyền. Tuy nhiên văn bản của Bộ Tài Chính chỉ trả lời trong phạm vi thuế GTGT, không đề cập đến thuế TNDN.

Ở một góc nhìn khác, cục thuế TP. Hà Nội có quan điểm về thiết bị đi kèm phần mềm tại công văn 24788/CTHN-TTHT như sau:

“- Về thuế GTGT: không phải nộp thuế GTGT trên giá trị hàng hóa đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu hoặc thuộc diện không chịu thuế GTGT (phần mềm máy tính, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng thuộc đối tượng không chu thuế GTGT theo quy định).
– Về thuế TNDN:
+ Đối với thu nhập từ hoạt động phân phối, cung cấp, máy móc thiết bị, Công ty áp dụng tỷ lệ (%) thuế TNDN 1% tính trên doanh thu tính thuế.
+ Đối với thu nhập từ tiền bản quyền, Công ty áp dụng tỷ lệ (%) thuế TNDN 10% tính trên doanh thu tính thuế.
+ Trường hợp Công ty không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.”

==> theo quan điểm cục thuế Hà Nội, nếu không tách riêng được giá trị phần mềm ra khỏi giá trị thiết bị thì thuế TNDN (nhà thầu) sẽ áp dụng 10% trên toàn bộ hợp đồng (tổng giá trị thiết bị + phần mềm + dịch vụ nếu có)

Kết luận: Vấn đề này hiện tại còn chưa có câu trả lời cụ thể và rõ ràng, bạn nên xem xét các công văn nêu trên và tình hình thực tế doanh nghiệp để tính thuế đúng.

4.2 Phần mềm trên “đám mây” dạng SAAS (Software-as-a-services)

Hiện nay các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều những phần mềm của nước ngoài trên nền điện toán đám mây. Các phần mềm này thường là những phần mềm quản trị công ty (ERP), quản trị bán hàng (CRM), phần mềm kế toán, các phần mềm email, office 365 của microsoft… Đặc điểm chung các phần mềm này là hình thức thanh toán theo kỳ 1 tháng hoặc 1 năm chứ không như nhưng phần mềm được lưu trong đĩa CD và trả tiền 1 lần như thập kỷ trước (những năm trước 2010). Giới IT gọi chung những phần mềm này là SAAS (Software as a service)

Việc các phần mềm này ngày càng phổ biến nhưng những quy định, hướng dẫn thuế còn khá nhiều điều chưa theo kịp cuộc sống.

Câu hỏi: phần mềm SAAS theo quy định là phần mềm hay là dịch vụ?

SAAS dịch theo thuật ngữ IT ra Tiếng Việt là “Phần mềm được cung cấp như một dịch vụ”. Tuy nhiên trong các quy định hiện hành chỉ có định nghĩa về “sản phẩm phần mềm” và “dịch vụ phần mềm” (Xem phần 1.2 và 1.3 bên trên) vì vậy dẫn đến các hướng dẫn không thống nhất giữa các cơ quan thuế như sau:

Quan điểm 1: phần mềm dạng SAAS có cách tính thuế giống như sản phẩm phần mềm

Tại công văn 7565/CT-TTHT của Cục thuế TP.HCM hướng dẫn:

“Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày và tài liệu đính kèm, ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài để tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phí đường truyền và phí sử dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp (tính trên số lượng người sử dụng),… thì khi thanh toán tiền cho tổ chức nước ngoài Công ty có trách nhiệm tính, khấu trừ, kê khai và nộp thay thuế nhà thầu, cụ thể như sau:

* Đối với phí sử dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp (SAP ERP), phí sử dụng mail của tập đoàn (EMAIL & EPORTAL), phí sử dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp (SAP BPC):
– Thuế GTGT: không chịu thuế GTGT.
– Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x 10 %.

* Đối với phí đường truyền (IPVPN) và phí hỗ trợ đường truyền (WANSUPP):
– Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x 5 %.
– Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x 5 %.”

Tại công văn 430/CT-TTHT của cục thuế TP.HCM hướng dẫn

“Trường hợp Công ty theo trình bày có ký hợp đồng thuê quyền sử dụng phần mềm quản lý kế toán và hệ thống lưu trữ dữ liệu với Công ty nước ngoài (Singapore) thì khi Công ty chi trả tiền phí bản quyền cho bên nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, Công ty phải thực hiện khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài như sau:
– Thuế GTGT: Phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Doanh thu tính thuế TNDN x 10%”

Quan điểm 2: quan điểm “nếu – thì”

Tại công văn 78931/CT-TTHT của cục thuế TP. Hà Nội có nêu:

“Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty mua quyền truy cập trang web của nhà thầu nước ngoài (để phân tích chi tiết dữ liệu về máy và quản lý online máy) và bán lại quyền truy cập này cho các khách hàng trong nước thì:

1. Về nghĩa vụ thuế nhà thầu:

Thu nhập của nhà thầu nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC. Trường hợp nhà thầu nước ngoài không đáp ứng điều kiện kê khai, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định tại Điều 8 Thông tư 103/2014/TT-BTC thì Công ty có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay nhà thầu nước ngoài. Cụ thể:
– Trường hợp quyền truy cập là dịch vụ phần mềm theo quy định tại Nghị định số 71/2007/NĐ-CP thì thu nhập nhà thầu nước ngoài nhận được do cung cấp quyền truy cập là thu nhập từ tiền bản quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 103/2014/TT-BTC, tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 10% và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
– Trường hợp quyền truy cập không phải là dịch vụ phần mềm theo quy định tại Nghị định số 71/2007/NĐ-CP thì thu nhập nhà thầu nước ngoài nhận được do cung cấp quyền truy cập là thu nhập từ dịch Vụ, tỷ lệ (%) thuế TNDN là 5%, thuế GTGT là 5% tính trên doanh thu.

….

Đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông để có căn cứ xác định cụ thể về việc bán quyền truy cập trang web của nhà thầu nước ngoài được nếu tại công văn có phải là hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm hay không, trên cơ sở đó Công ty nghiên cứu các quy định pháp luật nêu trên để thực hiện chính sách thuế phù hợp, đúng quy định.”

Tại công văn 10684/CT-TTHT của cục thuế TP. Hà Nội có trả lời

Căn cứ các quy định trên, do đơn vị không cung cấp hồ sơ cụ thể, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:

Trường hợp Công ty bán các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định tại Điều 3 và Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ nêu trên, nếu các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm là phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

– Trường hợp Công ty cho thuê bản quyền phần mềm máy tính không phải là dịch vụ phần mềm theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ thì hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10%.”

Tại công văn 5133/TCT-CS của Tổng cục thuế 

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH Tích hợp hệ thống CMC ký hợp đồng với khách hàng để cung cấp dịch vụ cho thuê bản quyền phần mềm Microsoft nếu hoạt động cho thuê bản quyền phần mềm là hoạt động cung cấp bản quyền phần mềm và thuộc các loại dịch vụ phần mềm quy định tại Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

 

 

You May Also Like