Thuế

Điều kiện lĩnh vực CNTT phần mềm không chịu thuế GTGT TNDN

Mục lục

Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT, cụ thể là lập trình phần mềm, sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi về thuế TNDN và thuế GTGT.  Tuy nhiên doanh nghiệp cần kiểm tra lại rõ cơ sở pháp lý và thực tế hoạt động của doanh nghiệp mình để biết chắc chắn mình được hưởng các ưu đãi này.

1. Xác định hoạt động doanh nghiệp mình thuộc hoạt động sản xuất phần mềm

Theo công văn 2962/CT-TTHT về chính sách ưu đãi thuế TNDN và thuế GTGT đối với hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm của cục thuế TP. Hà Nội:

“1. Xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm:
Căn cứ các quy định trên, hoạt động của Công ty được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm nếu sản phẩm của Công ty sản xuất thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT và Công ty đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 6, Thông tư 16/2014/TT-BTTTT nêu trên.”

Công ty sẽ thuộc hoạt động sản xuất phần mềm nếu xác định công ty mình thỏa mãn 2 điều kiện sau:

  • Sản phẩm của Công ty sản xuất thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT
  • Công ty đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 6, Thông tư 16/2014/TT-BTTTT

PHỤ LỤC SỐ 01

DANH MỤC SẢN PHẨM PHẦN MỀM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

STT

Tên sản phẩm

1

Sản phẩm phần mềm

1

Nhóm phần mềm hệ thống

(System Software)

1

Hệ điều hành

(Operating System Software)

01

Hệ điều hành máy chủ

(Server operating system software)

02

Hệ điều hành máy trạm/máy tính cá nhân để bàn

(Desktop/client operating system software)

03

Hệ điều hành dùng cho thiết bị di động cầm tay

(Operating system software for portable devices)

04

Hệ điều hành dùng cho thiết bị số khác

(Other operating system software)

2

Phần mềm mạng

(Network Software)

01

Phần mềm quản trị mạng

(Network management software)

02

Phần mềm an ninh, mã hóa trên mạng

(Security and encription software)

03

Phần mềm máy chủ dịch vụ

(Server software)

04

Phần mềm trung gian

(Middleware)

05

Phần mềm mạng khác

(Other network software)

3

Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu

(Database Management Software)

01

Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu máy chủ

02

Phần nềm quản trị cơ sở dữ liệu máy khách

4

Phần mềm nhúng

(Embedded software)

5

Phần mềm hệ thống khác

(Other system software)

2

Nhóm phần mềm ứng dụng

(Application Software)

1

Phần mềm ứng dụng cơ bản

(General Business Productivity Applications)

01

Phần mềm xử lý văn bản

(Word processor)

02

Phần mềm bảng tính

(Spreadsheet)

03

Phần mềm ứng dụng đồ họa

(Graphics application)

04

Phần mềm trình diễn

(Presentation application)

05

Phần mềm tra cứu, tìm kiếm, từ điển

(Search engine, reference application and dictionary)

06

Phần mềm ứng dụng cơ bản khác

(Other General Business Productivity Application)

2

Phần mềm ứng dụng đa ngành

(Cross-Industry Application Software)

01

Phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp

(Enterprise Resource Planning – ERP)

02

Phần mềm Cổng thông tin điện tử

03

Phần mềm kế toán

(Accounting software)

04

Phần mềm quản trị dự án

(Project management software)

05

Phần mềm quản lý nhân sự, chấm công

(Human resource management software)

06

Phần mềm quản lý tài sản, kho

(Warehouse management)

07

Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng

(Customer relations management software)

08

Phần mềm quản trị, xử lý thông tin cho website

(Website management software)

09

Phần mềm ứng dụng đa ngành khác

(Other-Cross-Industry Application Software)

3

Phần mềm ứng dụng chuyên ngành

(Vertical Market Application Software)

01

Phần mềm ứng dụng trong cơ quan nhà nước (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm dịch vụ công trực tuyến, phần mềm một cửa điện tử, phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, …)

02

Phần mềm chuyên ngành Giáo dục đào tạo (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm dạy học, phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm quản lý nghiệp vụ trường học, …)

03

Phần mềm chuyên ngành Y tế (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm quản lý nghiệp vụ bệnh viện, phần mềm quản lý y tế dự phòng, …)

04

Phần mềm chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm quản lý tài chính, phần mềm quản trị ngân hàng, phần mềm ngân hàng lõi …)

05

Phần mềm chuyên ngành Xây dựng (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm hỗ trợ thiết kế, phần mềm quản lý quy hoạch, phần mềm quản lý thi công xây dựng …)

06

Phần mềm chuyên ngành Giao thông vận tải (bao gồm các loại phần mềm như: quản lý giám sát giao thông, phần mềm thu thập dữ liệu giao thông, phần mềm điều khiển tín hiệu giao thông …)

07

Phần mềm chuyên ngành Truyền thông, đa phương tiện (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm hội nghị, truyền hình trực tuyến, phần mềm xử lý ảnh, …)

08

Phần mềm chuyên ngành Điện tử – Viễn thông – CNTT (bao gồm các loại phần mềm như: phần mềm tính cước, phần mềm phân phối, điều khiển trung tâm cuộc gọi …)

09

Phần mềm chuyên ngành khác

4

Phần mềm ứng dụng cho cá nhân, gia đình

(Home Use Applications)

01

Phần mềm giải trí điện tử

(Entertainment software)

02

Phần mềm giáo dục

(Home education software)

03

Phần mềm ứng dụng cho cá nhân, gia đình khác

(Other home use applications)

5

Phần mềm ứng dụng khác

3

Nhóm phần mềm công cụ

1

Phần mềm ngôn ngữ lập trình

2

Phần mềm công cụ kiểm thử phần mềm

3

Phần mềm công cụ chương trình biên dịch

4

Phần mềm công cụ hỗ trợ chương trình phát triển phần mềm

5

Phần mềm công cụ khác

4

Nhóm phần mềm tiện ích

1

Phần mềm quản trị, quản trị từ xa

2

Phần mềm sao lưu, phục hồi dữ liệu

3

Phần mềm quản lý, hiển thị file

4

Phần mềm nhận dạng, xử lý dữ liệu số

5

Phần mềm an toàn thông tin, bảo mật và chống virus

6

Phần mềm tiện ích khác

5

Loại khác

– Căn cứ Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT ngày 18/11/2014 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.

+ Tại Khoản 1, Điều 4 quy định:

“Điều 4. Nguyên tắc và mục đích áp dụng Thông tư

1. Thông tư này quy định thống nhất quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm và nguyên tắc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng đúng quy trình để phục vụ cho việc quản lý nhà nước về công nghiệp phần mềm, và làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét việc áp dụng các chính sách thuế và các chính sách ưu đãi khác.”

+ Tại Điều 5 quy định về quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm:

“Điều 5. Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm

Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm bao gồm 07 công đoạn sau:

1. Xác định yêu cầu, bao gồm một trong những tác nghiệp như: khảo sát yêu cầu của khách hàng, phân tích nghiệp vụ; thu thập, xây dựng yêu cầu; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu.

2. Phân tích và thiết kế, bao gồm một trong những tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu; thiết lập bài toán phát triển; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế các đơn vị, mô đun phần mềm.

3. Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một trong những tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.

4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.

5. Hoàn thiện, đóng gói phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm; đóng gói phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: hướng dẫn cài đặt phần mềm; triển khai cài đặt phần mềm; đào tạo, hướng dẫn người sử dụng; kiểm tra phần mềm sau khi bàn giao; sửa lỗi phần mềm sau bàn giao; hỗ trợ sau bàn giao, bảo hành phần mềm; bảo trì phần mềm.

7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: tiếp thị, quảng bá, bán, phân phối sản phẩm phần mềm; phát hành sản phẩm phần mềm.”

+ Tại Điều 6 quy định về xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm:

“Điều 6. Xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm

1. Yêu cầu chung đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất sản phẩm phần mềm:

a) Đối với tổ chức, doanh nghiệp: có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do người có thẩm quyền cấp. Đối với cá nhân: có mã số thuế cá nhân; có kê khai thuế trong đó ghi rõ phần thu nhập từ hoạt động sản xuất phần mềm;

b) Sản phẩm phần mềm do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thuộc một trong các loại sản phẩm phần mềm được quy định trong Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đáp ứng được yêu cầu ở Khoản 1 Điều này, và hoạt động đó thuộc một hoặc nhiều trường hợp trong số các trường hợp sau:

a) Hoạt động thuộc một hoặc nhiều công đoạn trong các công đoạn từ 2 đến 4 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 5 Thông tư này đối với sản phẩm phần mềm nêu tại Điểm b, Khoản 1 Điều này.

b) Hoạt động nêu tại công đoạn 1, công đoạn 5 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư này, khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó có hoạt động thỏa mãn quy định tại Điểm a, Khoản này đối với cùng một sản phẩm phần mềm.

c) Hoạt động thuộc công đoạn 6 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này, khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó có các hoạt động thuộc đầy đủ cả 5 công đoạn từ 1 đến 5 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều 5 Thông tư này đối với cùng một sản phẩm phần mềm.”

2. Ưu đãi về thuế Giá Trị Gia Tăng

Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 21, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC .

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật…”

Trường hợp Công ty sản xuất sản phẩm phần mềm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0% nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC .

“b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.

Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.

Ví dụ 45: Công ty B ký hợp đồng với Công ty C về việc cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế cho dự án đầu tư ở Cam-pu-chia của Công ty C (Công ty B và công ty C là các doanh nghiệp Việt Nam). Hợp đồng có phát sinh các dịch vụ thực hiện ở Việt Nam và các dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia thì giá trị phần dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đối với phần doanh thu dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, Công ty B phải kê khai, tính thuế GTGT theo quy định.

Ví dụ 46: Công ty D cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, lập báo cáo khả thi đối với dự án đầu tư tại Lào cho Công ty X. Giá trị hợp đồng Công ty D nhận được là 5 tỷ đồng đã bao gồm thuế GTGT cho phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam. Hợp đồng giữa 2 doanh nghiệp không xác định được doanh thu thực hiện tại Việt Nam và doanh thu thực hiện tại Lào. Công ty D tính toán được các chi phí thực hiện ở Lào (chi phí khảo sát, thăm dò) là 1,5 tỷ đồng và chi phí thực hiện ở Việt Nam (tổng hợp, lập báo cáo) là 2,5 tỷ đồng.

Doanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam đã bao gồm thuế GTGT được xác định như sau:

5 tỷ x (2,5 tỷ / (2,5 tỷ + 1,5 tỷ) ) = 3,125 tỷ đồng

Trường hợp Công ty D có tài liệu chứng minh Công ty cử cán bộ sang Lào thực hiện khảo sát, thăm dò và có giấy tờ chứng minh Công ty mua một số hàng hóa phục vụ việc khảo sát, thăm dò tại Lào thì doanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Lào được áp dụng thuế suất 0% và được xác định bằng 1,875 tỷ đồng (5 – 3,125 = 1,875 tỷ đồng)”

3. Ưu đãi về thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 15, văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC  thì thu nhập từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm được hưởng ưu đãi thuế:

+ Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới; và

+ Miễn thuế 04 năm kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.

Điều 15. Thuế suất ưu đãi

“1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với:

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học.

Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Điểm này là dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc danh mục sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình về sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của pháp luật;

Điều 16. Miễn thuế, giảm thuế

1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

a)Thu nhập của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

….

4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Khoản 1 Điều này được tính từ thời điểm được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Khi được hưởng ưu đãi thuế TNDN, chúng ta cần lưu ý điều kiện sau:

Theo Điều 19, văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC :

“Điều 19. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế, giảm thuế); trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa chi phí được trừ hoặc doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng chi phí được trừ hoặc doanh thu của doanh nghiệp.
3. Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất“.

Chúng ta phải thực hiện đầy đủ hệ thống sổ sách chứng từ theo quy định và phải hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động sản xuất phần mềm với các hoạt động khác.

4. Cách viết hóa đơn không chịu thuế GTGT

Tại điểm 2.1, khoản 2 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

“2.1. Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

Trường hợp tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng có hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng cho hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý”

Bạn viết hóa đơn như hình minh họa sau:

 

 

5. Thuế GTGT đầu vào của hoạt động sản xuất phần mềm

Thuế GTGT đầu ra của hoạt động sản xuất phần mềm thuộc trường hợp không chịu thuế, nên thuế GTGT đầu vào tương ứng không được khấu trừ.

Trong trường hợp công ty có hoạt động kinh doanh khác chịu thuế bên cạnh hoạt động sản xuất phần mềm, chúng ta phải phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ;

Trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo:

tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Theo mục 2, điều 14, văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC ngày 9/5/2018

Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

2.24 Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.

Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ này sẽ được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN

 

Theo mục 9, điều 14, văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC ngày 9/5/2018

“9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

6. Hạch toán kế toán thuế GTGT đầu vào

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC  có hướng dẫn khá rõ về cách hạch toán thuế GTGT trong trường hợp

“Điều 19. Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
3.6. Trường hợp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)
Có các TK 111, 112, 331,…

b) Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).”

 

 

Hải Nam

Recent Posts

Tải đề thi VACPA các năm trước

Kì thi CPA (Certified Public Accountants) là kì thi chuyên sâu về kế toán và…

2 năm ago

Thủ tục hủy hóa đơn điện tử cũ để chuyển sang hóa đơn điện tử mới theo TT 78/2021 và NĐ 123/2020

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn: Thủ tục phát hành hóa đơn điện tử…

3 năm ago

Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh 1. Nguyên tắc kế toán…

3 năm ago

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Nguyên tắc kế…

3 năm ago

Tài khoản 811 – Chi phí khác

Tài khoản 811 - Chi phí khác 1. Nguyên tắc kế toán a) Tài khoản…

3 năm ago

Tài khoản 711 – Thu nhập khác

Tài khoản 711 - Thu nhập khác 1. Nguyên tắc kế toán a) Tài khoản…

3 năm ago

This website uses cookies.