Thuế

Cơ bản thuế nhà thầu nước ngoài

Mục lục

Thuế nhà thầu có lẽ là loại thuế gây ra nhiều nhầm lẫn cho các bạn kế toán nhất. Sai lầm lớn nhất nhiều bạn mắc phải (kể cả mình) là quá chú ý vào công thức tính thuế mà bỏ qua những điều căn bản của loại thuế này, một phần vì đọc tốn khá nhiều thời gian một phần vì cách dùng từ ngữ của quy định theo lối luật khoa nên chúng ta thường không quen đọc.

Hãy bắt đầu với những quy định căn bản trước:

1. Thuế nhà thầu là gì?

Nói ngắn gọn, thuế nhà thầu nước ngoài chính là thuế TNDN, TNCN và thuế GTGT dành cho các công ty, cá nhân hiện đang ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là “đối tác nước ngoài“), nhưng có phát sinh thu nhập tại Việt Nam.

2. Quy định hiện hành

Tính đến 2019, quy định mới nhất về thuế nhà thầu là Thông tư 103/2014/TT-BTC (sau đây gọi tắt là TT 103)

3. Khi nào doanh nghiệp phải trả thuế này?

Khi doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán cho việc mua hàng hóa, dịch vụ từ một đối tác ở nước ngoài thì kế toán phải nghĩ ngay đến việc tính và nộp loại thuế này.

Người chịu thuế theo quy định là phía đối tác nước ngoài. Do họ có phát sinh thu nhập từ Việt Nam nên họ phải chịu thuế và nộp thuế. Tuy nhiên vì họ không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam nên phía doanh nghiệp Việt Nam phải có trách nhiệm giữ lại một phần tiền thanh toán để nộp thuế.

4. Đối tượng áp dụng

Các đối tác nước ngoài chịu thuế hiểu ngắn gọn có các đối tượng sau (vui lòng tham khảo điều 1, TT 103 để tham khảo chi tiết):

  1. Đối tác nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
  2. Đối tác nước ngoài bán hàng vào Việt Nam mà người bán vẫn chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa trong lãnh thổ Việt Nam (như bán hàng giao tận kho phía mua)
  3. Đối tác nước ngoài khi bán hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam mà vẫn giữ một trong các quyền sau:
  • Quyền sở hữu hàng hóa
  • Chịu trách nhiệm về chi phí, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa
  • Quyền ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ
    Phía Việt Nam chỉ chịu trách nhiệm phân phối, bán hàng,… bản chất không chịu rủi ro cũng như không có quyền quyết định gì lên số hàng hóa thì phía đối tác nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu.
  1. Đối tác nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  2. Đối tác nước ngoài bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

5. Đối tượng không áp dụng

  1. Đối tác nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.
  2. Đối tác nước ngoài bán hàng vào Việt Nam không kèm dịch vụ và chỉ chịu rủi ro đến cửa khẩu Việt Nam hoặc cửa khẩu nước ngoài. Trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành thì vẫn thuộc đối tượng không áp dụng.
  3. Dịch vụ được cung cấp, tiêu dùng ngoài Việt Nam
  4. Đối tác nước ngoài dùng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng, gia công.

6. Các loại thuế áp dụng

Đối tác nước ngoài là công ty: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Đối tác nước ngoài là cá nhân: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân

Vui lòng xem tiếp Bài 2: Cách tính thuế Nhà Thầu nước ngoài

Hải Nam

Recent Posts

Tải đề thi VACPA các năm trước

Kì thi CPA (Certified Public Accountants) là kì thi chuyên sâu về kế toán và…

2 năm ago

Thủ tục hủy hóa đơn điện tử cũ để chuyển sang hóa đơn điện tử mới theo TT 78/2021 và NĐ 123/2020

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn: Thủ tục phát hành hóa đơn điện tử…

3 năm ago

Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh 1. Nguyên tắc kế toán…

3 năm ago

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Nguyên tắc kế…

3 năm ago

Tài khoản 811 – Chi phí khác

Tài khoản 811 - Chi phí khác 1. Nguyên tắc kế toán a) Tài khoản…

3 năm ago

Tài khoản 711 – Thu nhập khác

Tài khoản 711 - Thu nhập khác 1. Nguyên tắc kế toán a) Tài khoản…

3 năm ago

This website uses cookies.