Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn:
- Thủ tục phát hành hóa đơn điện tử mới theo thông tư 78/2021/TT-BTC
- Hủy hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử còn tồn theo các quy định trước đây.
Phát hành hóa đơn điện tử theo thông tư 78/2021/TT-BTC
Về phần này với mỗi nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử sẽ có từng bước làm cụ thể khác nhau. Chúng tôi tổng hợp được các hướng dẫn từ những nhà cung cấp phổ biến như sau:
- BKAV Xem tại đây
- Viettel Xem tại đây
- VNPT Xem tại đây
- Misa Xem tại đây
- Mobiphone Xem tại đây
Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận tờ khai đăng ký, cơ quan thuế sẽ phản hồi theo mẫu Thông báo 01/TB-ĐKTĐ về việc chấp nhận hay không chấp nhận.
Lưu ý:
- Phần lớn các doanh nghiệp sẽ thuộc trường hợp sử dụng “hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế”
- “Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế “ (khoản 2, điều 91, luật QL thuế 2019) thì được phép sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Hủy hóa đơn phát hành theo các quy định cũ còn tồn
Khoản 3, điều 15, nghị định 123/2020/ND-CP quy định:
“3. Kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước đây, tiêu hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng (nếu có). Trình tự, thủ tục tiêu hủy thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.”
Khoản 2, điều 27 nghị định 123/2020/ND-CP:
“2. Tiêu hủy hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy.
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức. Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi tiêu hủy hóa đơn.
c) Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản tiêu hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
d) Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn gồm:
– Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
– Bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy ghi chi tiết: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
– Biên bản tiêu hủy hóa đơn;
– Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp tiêu hủy theo Mẫu số 02/HUY-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn được lưu tại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy hóa đơn.”
Bạn có thể tải về các mẫu biên bản trên như sau:
- Mẫu quyết định thành lập hội đồng hùy hóa đơn
- Mẫu Biên Bản Kiểm Kê hóa đơn hủy
- Mẫu Biên bản hủy Hóa đơn
- Mẫu Thông báo việc hủy hóa đơn (Mẫu số 02/HUY-HĐG)
- Mẫu thông báo hủy hóa đơn (mẫu TB03/AC) – Mẫu cũ theo TT39, một số cơ quan thuế có thể vẫn yêu cầu dùng mẫu này, mẫu này có trên HTKK
Sau đó đến kỳ khai thuế cho quý hoặc tháng, trong báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (Mẫu BC26/AC) bạn khai báo số hóa đơn này vào chỉ tiêu [19] “Hủy”